Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Diện tích và số lượng người ở trong chung cư




thiết kế căn hộ chung cư
Trong khi thiết kế nhà ở là căn hộ chung cư các kiến trúc sư phải nhớ rằng hoạt động chính và phụ đáp ứng nhu cầu không chỉ về không gian diện tích cần thiết, có mối quan hệ công năng hợp lý, mà cả những tính cách riêng của từng không gian đó. Cụ thể khi thiết kế cần chú ý đến các hoạt động chính (ngủ, ăn, tiếp khách, làm việc...) dẫn đến sử dụng tiêu chuẩn diện tích ở sao cho hợp lý; hoạt động phụ như bếp cất giữ đồ, vệ sinh cá nhân, thư giãn bên cạnh thiên nhiên... liên quan đến diện tích phụ quy định cho thoả đáng.

+ Ngoài ra còn phải phân khu rõ ràng các hoạt động chung và riêng để tạo được không khí ấm cúng gia đình và phát triển hài hoà cho từng cá nhân thành viên như hoạt động mang tính cá thể (ăn, tiếp khách, vệ sinh chung...) chung cho toàn gia đình và theo nhóm lứa tuổi, thế hệ, giới tính...; hoạt động mang tính cá nhân cần tôn trọng như ngủ, học tập, nghiên cứu...

- Đáp ứng được mức sống, thị hiếu sở thích, khả năng kinh tế của gia đình, của xã hội đồng thời phù hợp với chính sách nhà ở.

- Kiến trúc nói chung cũng như nhà ở nói riêng không bao giờ tách khỏi điều kiện kinh tế và đời sống văn hoá, mức sống xã hội. Nhà ở ngày xưa rất đơn giản, thiếu những tiện nghi đời sống cao vì xã hội chưa thể tạo được, nhưng nhà ở của xã hội kinh tế phát triển đã cho phép dự kiến những điều kiện về diện tích, khối tích cũng như quy mô số phòng, các thiết bị tiện nghi đời sống càng ngày càng cao hơn rất nhiều, song song với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sức sản xuất xã hội đã được nâng cao. Vì thế, bất kỳ ở một thời kỳ kinh tế phát triển nào cũng kèm theo nó có những chính sách về nhà ở để hướng dẫn những kiểu nhà phù hợp với mức sống về trình độ khoa học kỹ thuật đương thời, chẳng hạn như

+ Ở các nước nghèo, các chung cư đã được thiết kế với tiêu chuẩn diện tích ở 4,5 - 6m 2 người.

+ Ở các nước đang phát triển thì tiêu chuẩn này có thể tăng lên 6-8m2/người (thời kỳ đầu) và 8-12m2/người (thời kỳ sau)

+ Với điều kiện Việt Nam hiện nay tác giả đề nghị tham khảo

Hộ 1 phòng cho 1-2 người (20%) 17-18m2 (không gian ở)

Hộ 1,5 - 2 phòng cho 3-4 người (35%) 28-30m2 (không gian ở)

Hộ 2 - 2,5 phòng cho 5-6 người (30-35%) 32-34m2 (không gian ở)

Hộ 2,5 - 3 phòng cho 7-8 người (10%) 43-46m2 (không gian ở)

Hộ 3 - 4 phòng cho ³ 9 người (5%) 52-56m2 (không gian ở)

Yêu cầu chung khi thiết kế căn hộ hiện đại


Nhà ở là một tập hợp không gian dành riêng để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của một gia đình, vì vậy phải bảo đảm được trước tiên những chức năng cơ bản của gia đình thể hiện trong ngôi nhà ở hiện đại. Nhà ở hay căn hộ phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

a. Tính độc lập khép kín

Bảo đảm sự khai thác sử dụng theo sở thích từng gia đình

Nhà ở là để phục vụ cho từng gia đình và để thuận lợi cho sinh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh riêng thì mỗi gia đình cần phải bảo đảm được cuộc sống trong một căn hộ biệt lập theo nguyên tắc "sống mỗi người một nhà, chết mỗi người mỗi mồ".

Do điều kiện phát triển của xã hội, của khoa học kỹ thuật nói chung và xây dựng nói riêng, do sự phát triển những quan điểm mới về văn hoá - thẩm mỹ nên yêu cầu đối với nhà ở ngày càng được nâng cao. Nhà ở trước hết phải đáp ứng được nhu cầu tiện nghi, phù hợp với điều kiện sống muôn vẻ của con người, bảo đảm từ việc ăn uống sinh hoạt tính cảm đến nghỉ ngơi, giao tiếp, học tập, giải trí, giải phóng phụ nữ và giáo dục tốt con cái ... ngoài việc góp phần nâng cao thể lực của con người còn phải góp phần nâng cao trí tuệ, thẩm mỹ...

thiết kế căn hộ chung cư


 Việc bảo đảm nghỉ ngơi yên tĩnh sau giờ làm việc ở cơ quan, ở nhà máy là một yêu cầu rất quan trọng có ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn lao được bảo đảm trước tiên ở tính độc lập khép kín của căn nhà. một trong những xu hướng thiết kế trên thế giới hiện nay là thiết kế những phòng thoả mãn nhiều công năng, không gian linh hoạt mềm dẻo. Trong nhà ở, còn phải thoả mãn mọi yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống văn minh đó là bảo đảm được điều kiện trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến. điều kiện hưởng thụ vật chất tinh thần cao, phải có những không gian rộng rãi tiện nghi như bếp kết hợp ăn, khối WC, chỗ để đồ đạc (kho, tủ tường), chỗ phơi (sân nắng), lôgia, ban công sân sâu (vườn  treo - pécgôla). Tất cả những tiện nghi trên phải được dành riêng cho từng hộ gia đình, thuận tiện sinh hoạt và thích nghi đa dạng cho nhiều dạng đối tượng.

- Tổ chức không gian nhà ở phải bảo vệ được gia đình và từng thành viên trong gia đình phát triển an toàn, hài hoà, gắn bó được các thành viên với nhau trong mối quan hệ thuận hoà. Nhà ở còn phải giải quyết được mối quan hệ giữa điều kiện sống với khí hậu bên ngoài như bảo đảm chế độ vệ sinh,, chống nắng, chống gió, chiếu sáng, cách âm và chống ẩm... Tóm lại, nhà ở trước tiên bảo đảm được một chế độ vi khí hậu thích hợp với con người.

- Nhà ở còn phải là một nơi trú ẩn, pháo đài riêng của gia đình, tạo cho gia đình

không chỉ chống lại những bất lợi của thiên nhiên mà còn chống lại những bất lợi và nguy hiểm của xã hội và nhất là để mọi người có điều kiện được nghỉ ngơi thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. muốn vậy thì

+ Nhà ở phải đáp ứng được hoạt động của chức năng gia đình, phân biệt bởi quy mô nhân khẩu, cấu trúc các chế độ (lứa tuổi), giới tính, nghề nghiệp, chuyên môn và trình độ học vấn của gia chủ, đáp ứng được lâu dài những nhu cầu biến động của chu trình sống gia đình. Đọc thêm các bài viết trang trí nội thất chung cư của công ty xây dựng Thiện Cơ thành phố Hồ Chí Minh tại đây.

Các yêu cầu khi thiết kế chung cư phù hợp với tâm sinh lý của con người

Các yêu cầu khi thiết kế chung cư hiện đại phù hợp với tâm sinh lý của con người

a. Vì nhà ở là một không gian kiến trúc phục vụ độc lập theo sở thích cho sinh hoạt từng gia đình, vì vậy tổ chức không gian cần phải đảm bảo tính chất hài hoà của quan hệ dây chuyền vừa chặt chẽ, khép kín, đáp ứng được tính hợp lý công năng, bảo đảm cho mọi sinh hoạt, vừa có tính độc lập đồng thời phải thoả mãn tính thẩm mỹ đáp ứng thị hiếu gia chủ. '







b. Vì đây là nơi nghỉ ngơi tổ ấm của con người sau một ngày làm việc mệt mỏi, vất vả ngoài xã hội, nên ngôi nhà cần phải bảo đảm các yêu cầu sau

- Bảo đảm sự kín đáo, riêng tư cho sinh hoạt gia đình, cho từng thành viên của nó.

- Bảo đảm sự an toàn, chống được mọi sự xâm nhập quá dễ dàng của người lạ và chống được tác động xấu của khí hậu (nóng, lạnh, quá nhiều gió, mưa tạt...) của sự bất trắc (các tình thế nguy hiểm).

- Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường. phòng cần thông thoáng, không quá nhiều đồ đạc, có không khí tươi, có gió trời, ánh nắng... và độ ồn thích hợp.

- Nhà ở còn đòi hỏi phải có đủ điều kiện về môi trường trong lành, vệ sinh để con người với tư cách là một sinh vật có thể phát triển lành mạnh, hài hoà.

- Phải đủ lượng tối thiểu không khí trong lành bảo đảm con người hoạt động hay nghỉ ngơi bình thường, an toàn cho sức khoẻ.

Các chỉ tiêu về điều kiện môi trường đáp ứng nhu cầu của con người

a. Nhu cầu của người

- Khi ngủ cần 0,012m3 khí oxy (O2)/h, thải ra 0,0153 khê cabonic (CO2)/h

- Khi lao động cần 0,03m3 khí oxy(O2)/h, thải ra 0,04 khí cabonic (CO2)/h, 58g hơi nước/h

- Khi nghỉ ngơi cần 0,015m3 khí oxy(O2)/h, thải ra 0,0167 khí cabonic (CO2)/h, 400g hơi nước/h




- Do đó phòng ngủ cá nhân phải có đủ không khí tươi để có thể sử dụng bình thường nếu như đóng cửa. Nếu ở điều kiện phòng kín tuyệt đối, không gian phòng tối thiểu cần bảo đảm một khối tích không khí

- Người lớn cần 32m3 không khí

- Trẻ con cần 15m3 không khí

b. Chỉ tiêu về phòng ở

- Do các cửa3 đi, cửa sổ không tuyệt đối kín nên chỉ tiêu có thể giảm còn 24m³

(người lớn) và 12m (trẻ con).

- Vì chiều cao của phòng ngủ xấp xỉ bằng 2500mm là kinh tế. Suy ra diện tích của phòng ngủ cá nhân tối thiểu cần lớn hơn hoặc bằng 6m2 (theo TCVN) hay 9m2 (Tiêu chuẩn nhiều nước).

Lối sống trong chung cư hiện đại



Căn hộ là một tập hợp không gian kiến trúc phục vụ riêng cho một gia đình. Nó có thể là một ngôi nhà với sân vườn hoàn chỉnh như những ngôi nhà ở thấp tầng biệt lập, mà cũng có thể chỉ là một căn hộ trong các chung cư, vì thế yêu cầu cơ bản là tính độc lập khép kín của không gian sử dụng. Các không gian này phải thoả mãn được các công năng đời sống sinh hoạt của gia đình, tức phù hợp và phục vụ chức năng cơ bản của gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, là đối tượng phục vụ của căn hộ, do vậy, căn hộ cũng có các chức năng cơ bản giống như gia đình.

Các chức năng của căn hộ chung cư

a. Bảo vệ và phát triển thành viên

Nhà ở là một tổ ấm bảo đảm cho các thành viên của gia đình chống lại được mọi khắc nghiệt và những ảnh hưởng trực tiếp của môi trường khí hậu, sự bất ổn của môi trường xã hội, bảo đảm để mọi thành viên của nó tìm thấy ở đấy sự an toàn, sự thân thương và ấm cúng, có những điều kiện để bản thân phát triển được đầy đủ về các mặt thể chất cũng như tinh thần, được tổ chức và phát triển về mặt nhân khẩu, tiếp tục nòi giống của mình. Muốn vậy nhà ở cần phải độc lập, kín đáo, phải có phòng sinh hoạt vợ chồng và phải có không gian riêng tư cho từng thành viên...

b. Tái phục sức lao động

Con người ngày nay bình quân có thể sống ngoài xã hội khoảng 40 - 50 quỹ thời gian ngày để đi lại và lao động,, còn 60% là sự sống riêng tư trong ngôi nhà - "tổ ấm" gia đình. Trong ngôi nhà này chủ yếu quỹ thời gian đó là để tái phục sự lao động, để cho ngày hôm sau lại có thể không chỉ tồn tại mà còn tiếp tục cống hiến lâu dài cho xã hội.

Muốn thế, tại nhà ở, con người cần các loại sinh hoạt và không gian tương ứng sau

Phải ăn uống (bếp, phòng ăn...)

Phải ngủ, nghỉ (phòng yên tĩnh, kín đáo... và nơi nghỉ ngơi thư giãn hoạt động riêng tư)

Phải vệ sinh cá nhân (tắm rửa, xí tiểu)

Phải tiếp tục hoàn thiện mình (nghiên cứu học tập...) lành mạnh hoá thể chất, tình cảm và tinh thần (thể dục hưởng thụ, giao tiếp với thiên nhiên, giải trí)

Xã hội hay giáo dục xã hội ban đầu

Con người không thể sống tách rời xã hội và cộng đồng. Vì thế, nhà ở cần phải tạo điều kiện để gia đình và thành viên của nó có mối quan hệ thuận tiện và chặt chẽ với cộng đồng láng giềng, có mối quan hệ với đồng nghiệp, với những người ruột thịt, có quan hệ huyết thống hay thân tộc...

Yếu tố này liên quan đến

Phòng khách, chỗ sinh hoạt gia đình

Chỗ giao tiếp xã hội (cổng, ngõ, hiên...)

Xã hội hoá trẻ em (giúp trẻ em dần làm quen với xã hội để đi vào đời đỡ bỡ ngỡ...) cũng cần sân vườn, cổng, ngõ, góc riêng cho trẻ.

Yêu cầu thiết kế đối với nhà tầng trung bình và cao tầng

nhà 2 tầng
Yêu cầu thiết kế đối với nhà tầng trung bình và cao tầng

Khu ngày thì ồn ào, tập thể, phải tiếp cận xã hội thuận tiện. Cần tập hợp chúng gần nhau tạo nên con đường ngắn nhất tiếp cận với hành lang chung (sinh hoạt chung, bếp, WC cho khách...).

Khu đêm thì kín đáo, yên tĩnh, thoáng mát và ấm cúng. Nên bố trí ở phía sâu của căn  hộ, tránh tiếp xúc trực tiếp nhiều với hành lang chung (phòng ngủ vợ chồng, các phòng ngủ thành viên khác, WC, kho, ban công, lôgia...)

Có hai phương án liên kết chức năng với hành lang tương tự như trong loại nhà thấp tầng là dùng tiền phòng làm đầu nút giao thong; dùng phòng khách hoặc phòng sinh hoạt chung để làm đầu mút giao thông.

- Yêu cầu thiết kế đối với nhà tháp

+ Các quần thể nhà ở lớn có dịch vụ công cộng tổng hợp. Trong thời gian gần đây, xu hướng chung của các thành phố cực lớn rất chú ý đến việc xây dựng tập hợp các nhà ở thành một quần thể lớn có trang thiết bị phục vụ công cộng.
Đó là những quần thể nhà ở hay những đơn vị ở khổng lồ có quy mô như một làng hay xóm nhà ở phục vụ 2000 tới 4000 đôi khi tới 6000, 8000 người dân ngay trong một ngôi nhà, nghĩa là có quy mô tương đương một nhóm nhà ở lớn, một tiểu khu hoặc một thành phố nhỏ, trong đó người ta kết hợp nhà ở cùng các tổ chức dịch vụ tổng hợp công cộng như các cửa hàng, các nhà trẻ, các cơ sở y tế, văn hoá, giải trí cùng các cửa hàng sửa chữa phục vụ đời sống.


+ Loại quần thể có thể thiết kế phù hợp với mọi kiểu gia đình, mọi kiểu nghề nghiệp đầu tư. Chất lượng phục vụ đời sống của nó ưu việt ở chỗ mọi dịch ụ đời sống có bán kính phục vụ ngắn, nghĩa là bảo đảm khoảng cách tối thiểu từ căn nhà ở đến cửa hàng, nhà trẻ, trường học, câu lạc bộ và rạp chiếu bóng nhằm tiết kiệm thời gian, công sức đi lại.

+ Hình thức này cũng bảo đảm tiết kiệm khối tích xây dựng vì có thể thiết kế bếp và các diện tích phụ rất nhỏ. Chỉ đối với nhà ở cho hộ đông người mới thiết kế các loại buồng bếp thông thường, còn thì sử dụng các loại góc bếp nhỏ hoặc nhà ăn công cộng.

+ Tất nhiên đây là giải pháp cho những đồ thị cực lớn nhằm tạo ra mật độ xây dựng nhỏ hưng mật độ cư trú cao, giải phóng mặt đất để dành cho công viên và sân bãi thể dục và rút ngắn các bán kính phục vụ để tiết kiệm quỹ thời gian rỗi cho công dân. Các ngôi nhà tổng thể lớn này gọi là "những làng, thị trấn theo chiều cao", có thể đạt chiều cao vài chục tầng. Vì thế để phục vụ cho khối người ở lưng chừng trời, người ta tổ chức những công viên treo, phố mua bán treo, hành lang phố, những nơi vui chơi gặp gỡ của thanh niên, thiếu nhi ở lưng chừng trời, trên sân thượng. đơn vị ở Marseille của kiến trúc sư Le corbusier là một ví dụ minh hoạ điển hình, một mô hình thí điểm thuộc loại đầu tiên

Phân loại căn hộ chung cư theo diện tích


Bạn đang ở căn hộ chung cư loại A, loại B, hay loại C?

Cơ cấu nội dung căn hộ và tiêu chuẩn thiết kế của chung cư nhiều tầng

- Cấu trúc hộ phòng tức tỷ lệ phần trăm (%) các loại quy mô căn hộ khác nhau là cơ sở quan trọng để tổ hợp mặt bằng kiến trúc chung cư. Có thể tham khảo các tỷ lệ cấu trúc sau trong giai đoạn trước mắt (kiến nghị của Bộ Xây Dựng)


+ Hộ 1-2 người: 15,4% + Hộ 3-4 người: 67,2%

+ Hộ 5-6 người: 8%

(Dùng cho mảng dân cư có thu nhập thấp, người nghèo khổ).

- Việc đảm bảo tỷ lệ cấu trúc hộ - phòng này có thể thực hiện bằng ba cách + Bảo đảm ngay trong mặt bằng tầng điển hình.

+ Bảo đảm trong toàn ngôi nhà (có mặt bằng tầng không giống nhau).

+ Bảo đảm trong nhóm nhà hay khu nhà, mỗi nhà một vài loại quy mô với tỷ trọng khác nhau nhưng tổng hợp lại là đáp ứng cung cầu.

- Chỉ tiêu diện tích ở đến năm 2010 có thể căn cứ trên tiêu chuẩn 6m2 đến 8m2 cho một đầu người, tuỳ theo sự phân loại mức độ tiện nghi.

Loại C: Tiện nghi tối thiểu phục vụ cho đối tượng nghèo khổ, thu nhập thấp. 
Loại B: Tiện nghi trung bình phục vụ cho cán bộ công nhân viên. 
Loại A: Tiên nghi khá phục vụ cho gia đình có thu nhập trên trung bình.

- Diện tích cho các thể loại căn hộ của ở chung cư (theo thực tế ở Việt nam hiện nay)

+ Căn hộ loại A

Loại 1A có diện tích 112m², gồm 3 phòng ngủ

Loại 2A có diện tích 92m², gồm 2 phòng ngủ (2 phòng ngủ có vệ sinh riêng) Loại 3A có diện tích 89m², gồm 2 phòng ngủ (1 phòng ngủ có vệ sinh riêng)

Loại 4A có diện tích 72m², gồm 1 phòng ngủ

+ Căn hộ loại B

Loại 1B có diện tích 112m², gồm 4 phòng ngủ Loại 2B có diện tích 104m², gồm 3 phòng ngủ

Loại 3B có diện tích 64m², có 2 phòng ngủ 
Loại 4B có diện tích 48m², gồm 1 phòng ngủ

Phân loại các loại nhà ở

- Căn cứ vào cách tổ hợp những căn hộ mà người ta có thể phân loại các chung cư nhiều tầng thành các dạng sau 


thiết kế xây dựng nhà ở

+ Chung cư kiểu đơn nguyên.

+ Chung cư kiểu hành lang

+ Chung cư vượt tầng.

+ Chung cư có sân trong

+ Chung cư lệch tầng.

- Nhà ở kiểu đơn nguyên (tầng trung bình)

+ Khái niệm

Danh từ nhà ở đơn nguyên thường dùng để chỉ nhà ở có nhiều đơn nguyên được lắp ghép theo chiều ngang, thường từ 3 - 5 đơn nguyên. Mỗi đơn nguyên có từ 2 - 4 căn hộ, được bố trí xung quanh một cầu thang. Nhà ở đơn nguyên phổ biến nhất là loại nhà 3,4,5 tầng nếu 5 tầng trở lên ngoài nút thang bộ thường có thêm thang máy.

+ Các loại nhà kiểu đơn nguyên đơn nguyên theo kiểu hành lang

Đơn nguyên theo kiểu hàng lang giữa

Đơn nguyên theo kiểu giếng trời

+ Các hình thức xây dựng

Nhà ở đơn nguyên xây dựng bằng gạch, thường có chiều cao 4 đến 5 tầng, không có thang máy, Nhà ở đơn nguyên đổ bê tông tại chỗ, loại này có khung, sàn đổ bê tông cốt thép tại chỗ thường dùng cho các công trình xây dựng xen cấy hoặc mặt bằng xây dựng chật hẹp.

Ngoài ra còn nhiều biện pháp xây dựng khác ví dụ như kết hợp khung cột đổ bê tông tại chỗ, tường xây chèn gạch, sàn mái gác panel...

+ Số tầng cao của đơn nguyên

Nhà ở đơn nguyên thường có độ cao trung bình 4 đến 8 tầng

Nhà ở đơn nguyên cao tầng, loại nhà này có độ cao 9 tầng trở lên, theo quy định nhà ở

này phải có thang máy.

Nhà ở đơn nguyên kiểu tháp, loại này chỉ có một đơn nguyên cao từ 17 tầng trở lên.

+ Các loại đơn nguyên nhà ở 
Mặt bằng đơn nguyên thay đổi tuỳ theo vị trí cầu thang, bếp, khối vệ sinh và số phòng của mỗi đơn nguyên.

Các đơn nguyên nằm giữa khối là các đơn nguyên điển hình.

Đơn nguyên đầu hồi có một số phòng có thể mở thêm cửa sổ vì vậy mặt bằng khác với đơn nguyên điển hình.

Đơn nguyên chuyển tiếp thường gặp ở những kiểu ghép chữ U, chữ T, chữ L, chữ I......

+ Ưu điểm và nhược điểm của nhà ở kiều đơn nguyên

Ưu điểm là tiết kiệm đất xây dựng nâng cao mật độ cư trú; tiết kiệm hệ thống kỹ thuật hạn tầng và hệ thống thiết bị kỹ thuật nhà ở; tuổi thọ và sự khấu hao của công trình kiên cố kinh tế hơn so với nhà ít tầng, giảm chi phí quản lý cho ngôi nhà; tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp hoá xây dựng nhà ở, để áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, giải quyết tốt vấn đề thiếu nhà ở trong đô thị lớn; hình khối kiến trúc phong phú, đóng góp cho bộ phận kiến trúc trong các thành phố

Nhược điểm là các phòng thiếu sự liên hệ trực tiếp với thiên nhiên và cây xanh; sự kín đáo yên tĩnh kém hơn nhà ít tầng; giao thông sử lý chất thải phức tạp; vốn đầu tư ban đầu lớn, thi công xây dựng khó khăn hơn nhà ít tầng, đảm bảo và yêu cầu kỹ thuật cao.

Kiến trúc nhà nhiều tầng và cao tầng tao bộ mặt đẹp và hiện đại cho các đô thị

Kiến trúc nhà nhiều tầng và cao tầng tạo bộ mặt đẹp và hiện đại cho các đô thị, dành các quỹ đất cho các mục đích khác như sân chơi và nghĩ ngơi, các công trình dịch vụ công cộng và tạo được không gian cảnh quan sinh động và chất lượng sống được bảo đảm.

Nhà ở nhiều căn hộ là loại nhà phổ biến nhất trong thành phố và được xây dựng với khối lượng tương đối lớn, loại này gồm một số kiểu căn hộ nhất định tương ứng với các kiểu gia đình khác nhau, mỗi căn hộ là một tổ hợp của các phòng chính, phòng phụ trong một căn hộ.

Căn hộ có quy mô tuỳ thuộc vào số phòng có thể 2 tới 5 phòng...  Loại nhà này được thiết lập dự trên tế bào của nó là căn nhà. Mỗi căn nhà là một chuỗi tập hợp các không gian, diện tích phục vụ đời sống sinh hoạt độc lập khép kín của một gia đình. Gia đình vốn khác nhau về mặt cấu trúc nhân khẩu, về mối quan hệ giữa các thành viên, về nghề nghiệp xã hội, cho nên để thiết kế tốt nhà chung cư thì người thiết kế phải nắm được tỉ lệ cấu trúc các loại hộ gia đình khác nhau trong đối tượng dân cư mình phục vụ tại khu ở tương lai.

Trong từng khu nhà, tỉ lệ các loại căn hộ phải phù hợp hoặc gần phù hợp với thực tế lúc khai thác sử dụng (cần dựa trên các số liệu điều tra và dự báo). 
xây dựng nhà ở hiện đại

Nếu như trong các căn nhà bình thường, ít tầng, kiến trúc sư thiết kế dựa theo đơn đặt hàng của chủ nhân các gia đình sẽ đến ở trong tương lai, thì trong mảng nhà ở chung cư này, người kiến trúc sư phải dựa trên những nghiên cứu tiếp thị, điều tra xã hội, những thống kê về dân số, gia đình để đưa ra những thông số hợp lý.

Tiêu chuẩn diện tích ở, các tiện nghi đời sống phải được nghiên cứu, đáp ứng, căn cứ trên điều kiện kinh tế xã hội của đất nước theo những quy pháp hiện hành nhằm bảo đảm cho đại bộ phận những người nghèo, thu nhập thấp có khả năng toại nguyện sự mưu cầu một chỗ ở. Nói cách khác, loại hình nhà ở này phải tuân theo những định hướng và khống chế của chính sách nhà ở.

Thiết kế phải đáp ứng được điều kiện xây dựng phổ cập với quy mô lớn (nhanh, nhiều, tốt, rẻ). Thông thường, người ta sử dụng phương pháp xây dựng công nghiệp hoá, xây dựng hàng loạt theo hướng những thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần một seri mẫu.

Loại nhà này không trang bị thang máy, còn với những căn hộ ở trên tầng năm thì phải thiết kế những kiểu căn hộ thông tầng (người sử dụng căn hộ này chỉ lên đến tầng năm bằng thang bộ chung, từ tầng năm đến tầng bảy là phạm vi liên hệ trong một gia đình). Tuy nhiên về giải pháp mặt bằng - không giang thì chung cư nhiều tầng và cao tầng như nhau, có khác là chỉ ở nút giao thông đứng có hay không có thang máy.

Nhà ở nhiều căn hộ là thành phần cơ bản trong tổ chức quy hoạch đô thị

Nhà ở nhiều căn hộ cần phải kết hợp với các loại nhà ở khác nhau để tạo thành những không gian ở hợp lý về mặt sử dụng, giao thông, mỹ quan và môi trường.

Do mỗi đơn vị ở bao gồm nhiều căn hộ nên các bán kính từ nhà ở nhiều căn hộ đến các công trình công cộng khác như nhà trẻ, trường học, cửa hàng, câu lạc bộ, nhà văn hoá, bệnh viện... cần phải được sắp xếp hợp lý, thuận tiện cho việc sử dụng và tạo mạng lưới công trình công cộng phục vụ cho đô thị.

Việc lựa chọn các dạng nhà ở nhiều căn hộ trong quy hoạch đô thị cần thiết phải tính toán sao cho tạo ra được các không gian linh hoạt và phong phú. không đơn điệu nhàm chán góp phần vào quy hoạch không gian cảnh quan chung của toàn đô thị.

Nhà ở căn hộ nhiều tầng cần phải kết hợp với các nhà thấp tầng, nhà tháp cây xanh, công trình công cộng, để tạo thành các không gian linh hoạt sinh động trong đô thị.

Những lưu ý khi thiết kế bản vẽ kiến trúc ký túc xá








Ký túc xá xây dựng để phục vụ số lượng người ở đông đúc, do vậy, nó có những đặc thù riêng biệt so với các loại nhà ở khác. Khi thiết kế kiến trúc ktx thành phố Hồ Chí Minh, các thiết kế phải lưu ý:

+ Nhà ở ký túc xá có khu vực phục vụ bố trí ở tầng trệt.

+ Nhà ở ký túc xá có các phòng phục vụ công cộng bố trí trong một nhà riêng nhưng gắn liền với nhà ở bằng hành lang cầu.

+ Nhà ở ký túc xá chỉ có nhà ở.

- Số chỗ của ký túc xá thông thường khoảng 300-400 chỗ. tại các nước, mức dao động về số chỗ ở khá lớn từ 20-500 chỗ hoặc ớn hơn nữa. Thực tế tổng kết ở một số nước cho thấy nếu thiết kế ký túc xá lớn hơn 500 chỗ để kinh tế hơn vì giảm nhỏ được chi phí khai thác sử dụng.

- Nhà ở ký túc xá có các loại nhà hành lang trên, chỉ trong trường hợp tiêu chuẩn cao mới có mặt bằng kiểu đơn nguyên (không hành lang).

- Tế bào tạo nên ngôi nhà là các buồng ở tập thể cho cá nhân (người độc thân) chỉ bố trí

giường ngủ là chủ yếu, với các phòng bố trí 1-3 giường nếu là giường một tầng hay 6-8 giường nếu là giường hai tầng. Các khu vực WC, bếp được tập trung để phục vụ cho một loại phòng. Các phòng sang cũng chỉ trang bị một vòi tắm bông sen, một vòi rửa mặt cho tập thể từ ba đến sáu phòng.

- Các bữa ăn thường được tiến hành trong các nhà ăn tập thể ngay cạnh nhà ở. Trong ngôi nhà chỉ có một vài lò bếp công cộng để hâm nóng thức ăn hoặc để nấu bổ sung thêm các thức ăn khác. Ký túc xá thường được thiết kế 5-9 tầng, được phân bố trong các khu đất nhà máy, trường học, cạnh các công trình dịch vụ công cộng. Còn trung tâm thành phố cũng có thể tổ chức những ký túc xá 12-15 tầng chung cho từng đối tượng, cho nhiều sinh viên các trường.

- Tại nước ta trước đây ký túc xá không được xây dựng quá 5 tầng. xác định mức độ tiện nghi của ký túc xá tuỳ thuộc vài diện tích ở và trang thiết bị kỹ thuật vệ sinh. Có loại phòng ở có thiết bị vệ sinh riêng, xí tắm đầy đủ; có loại phòng chỉ có chậu rửa và có loại phòng không bố trí thiết bị vệ sinh riêng mà bố trí chung cho mỗi tầng, cho từng nhóm phòng.

- Các phòng trong ký túc xá phải nhỏ hơn tám giường với tiêu chuẩn diện tích như sau

+ Nhà ở tập thể cán bộ công nhân viên 4m2/ người là tối thiểu.

+ Nhà ở sinh viên và học sinh trung cấp 3,5m2/ người và tăng chiều cao tầng nhà lên 3,3m).

+ Trong ký túc xá khối vệ sinh thiết kế với tiêu chuẩn từ 15-18 người một chỗ tắm, một chỗ rửa và một chỗ giặt.

+ Trong nhà ở tập thể cho cán bộ công nhân viên có thể thiết kế thêm phòng khách chung rộng không quá 24m2.

+ Phòng ở ký túc xá cần phải có tủ tường,và trong điều kiện cụ thể có thể bố trí chậu rửa.
Xem các kiến trúc mà công ty thiện cơ thực hiện tại đây.
Liên hệ với chúng tôi qua:

Công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Thiện Cơ

115 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 66864444

Hotline: 093 7025251 (Mr Tuấn hoặc 091 2237016 (Mr Thanh)

Thiết kế kiến trúc khách sạn

kiến trúc khách sạn

Hiện nay trên thế giới loại nhà ở kiểu khách sạn là kiểu nhà rất được phát triển. Đây là loại nhà ở bao gồm những căn hộ nhỏ (chủ yếu từ 1-2 phòng ở). Khu phụ trong căn hộ của nhà ở kiểu khách sạn tương đối đơn giản hơn ở chung cư nhưng trang thiết bị phục vụ cho những gia đình ít nhân khẩu (chỉ có hai vợ chồng không có con hoặc có một con, người độc thân, những cặp vợ chồng trẻ chưa có con). Nội dung của căn nhà kiểu này nằm ở giữa hai loại hình nhà ở chung cư và khách sạn. Các gia đình thường là quy mô nhỏ, sống trong đó phải sử dụng chung các hành lang cầu thang như ở chung cư nhưng lại có bộ phận dịch vụ kiểu khách sạn ở ngay trong ngôi nhà để giúp đỡ, hỗ trợ cho sinh hoạt gia đình như các phòng bảo vệ, nơi tiếp nhận hàng, thư từ, các bếp và nhà ăn công cộng, các cơ sở giặt phơi, chỗ giải khát, uống cà phê, sinh hoạt câu lạc bộ như trong các khách sạn.

Trong nhà ở kiểu khách sạn vì đã có những dịch vụ công cộng ngay trong nhà ở nên nội dung của căn nhà, các diện tích phụ (bếp, khu vệ sinh (WC) cho từng gia đình) được đơn giản hoá, nhằm tiết kiệm diện tích sử dụng. Chủ nhân của căn hộ có thể mua đứt hoặc chỉ thuê để ở. Loại nhà này thường thiết kế cao tầng từ 9-16 tầng, nằm ở những khu đất trống và lẻ loi ở khu trung tâm thành phố hoặc xen kẽ trong những hệ thống các nhà ở vùng ngoại ô.

Nếu căn cứ vào mức độ tiện nghi thì nhà ở kiểu khách sạn ở nước ngoài bao gồm

- Phòng ở chỉ có chậu rửa

- Phòng ở có khối vệ sinh kết hợp

- Phòng ở có khối vệ sinh và bếp đơn giản (loại hộ nhỏ - Studio với 1-2 phòng chiếm ½

diện tích phòng ở)

- Loại tiêu chuẩn cao với 2-3 phòng ở (Kiểu căn hộ gia đình) có bếp và khối vệ sinh đầy

đủ (xí, tắm và chậu rửa)

Khối các phòng phục vụ các loại phân tán đặt theo tầng (bếp và phòng câu lạc bộ) và có

loại tập trung đặt ở một tầng nhà (đặt ở tầng dưới) hoặc đặt ở một toà nhà riêng.

Nhà ở ký túc xá

- Loại nhà ở dành cho đối tượng như những người độc thân, công nhân, quân nhân, sinh

viên các trường Đại học, học sinh các trường Trung học chuyên nghiệp.

- Trong nhà ở ký túc xá thường chia ra làm hai khu vực chính: khu vực ở và khu vực

phục vụ công cộng (nhà ăn hoặc câu lạc bộ). Căn cứ vào quan hệ giữa khu vực ở và khu vực phục vụ mà có các giải pháp tổ hợp mặt bằng như sau

Thiết kế nhà ở cho đại gia đình

Nhà ghép hộ hay xây nhà kiểu cho nhiều gia đình ở trong cùng một căn hộ là kiểu nhà thường thấy ở các đại gia đình lớn.

Bố cục nhà ở ghép hộ có các bố cục phong phú. Trên cơ sở một hoặc hai loại căn hộ  đơn vị, có các hình thức tổ hợp khác nhau theo mặt bằng để tạo hình khối và bố cục hợp lý cho ngôi nhà. Điều đó phụ thuộc vào địa hình khu đất (theo dãy, theo nhóm, cụm, góc đường, xen kẽ với các khu ở nhiều tầng.

+ Có thể có vườn, sân trước nhà, vườn nội tâm.

+ Đảm bảo tính độc lập trong sử dụng giữa các căn hộ, các kiến trúc sư phải hiểu được lối sống và sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.

- Không gian 
+ Nhà ở ghép hộ là tổ chức được một nhóm hộ, vẫn đảm bảo được sự cách ly độc lập cần thiết cho mỗi hộ, có sự độc lập tương đối giữa không gian trong và ngoài nhà, giữa các hộ với nhau. Giữa các hộ có thể tận dụng những không gian chung như vườn nội tâm, sân vườn trên mái, trước sảnh...

+ Nhà ở ghép hộ phải đáp ứng được dây chuyền công năng chung về cơ cấu căn hộ, đảm bảo tiện nghi., phù hợp với điều kiện sống của con người. Cụ thể phải đáp ứng được các chức năng vui chơi, giải trí, nghiên cứu học tập, phải đảm bảo điều kiện ở yên tĩnh, thoáng mát và các yêu cầu về kỹ thuật vệ sinh...

+ Nhà ở ghép hộ cũng như các loại nhà ở khác, khi thiết kế phải nghiên cứu các giải pháp để tạo ra tính linh hoạt, đa năng trong nhà ở. Nhà ở không chỉ đáp ứng thoả mãn cho một thế hệ sử dụng mà phải cho từ 2-3 thế hệ. Với các dạng nhà ở sinh lợi, ngoài chức năng ở thông thường của nhà ở tầng 1 còn kết hợp là không gian kinh doanh, là văn phòng đại diện các cơ quan... Quá trình thiết kế cần nghiên cứu tổ chức mối liên hệ giữa không gian kinh doanh và không gian ở, tránh ảnh hưởng xấu lẫn nhau.

+ Cũng như các yêu cầu chung với một nhà ở kiểu căn hộ, nhà ở ghép hộ có cấu trúc căn hộ khép kín, tỷ lệ các phòng cần đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ, có ánh sáng và thông thoáng tốt. Không gian cần tận dụng tới mức tối đa để bố trí các loại tủ treo, tủ tường, diện tích để xe đạp, xe máy, các không gian đệm ở bên ngoài cần nghiên cứu có cây xanh. Thông thường, cơ cấu căn hộ được chia thành các không gian chính sau

+ Không gian ngủ bao gồm các phòng ngủ và phòng làm việc (nếu có), các bộ phận  phụ trợ của các phòng này bao gồm: ban công, lô gia, WC. Các phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi chủ yếu cần đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát đi lại thuận tiện. Các phòng ngủ có thể kiêm luôn chức năng phòng làm việc cá nhân. Chú ý bố trí tiếp xúc nhiều với thiên nhiên song phải kín đáo. Con 12 tuổi cần có phòng ngủ riêng khỏi bố mẹ, diện tích các phòng ngủ cá nhân khoảng 12 - 15m2, phòng ngủ bố mẹ khoảng 15 - 18m2 có thể bố trí khu WC riêng.

+ Không gian cộng đồng như phòng sinh hoạt chung, phòng khách 
Thiết kế căn hộ cho gia đình nhiều người
Thiết kế căn hộ cho gia đình nhiều người
Là nơi gặp gỡ, đoàn tụ của cả gia đình và khách. Phòng khách cần đủ ánh sáng và mát mẻ, nên được chiếu sáng hai chiều. Phòng sinh hoạt chung có thể bố trí chỗ ngủ cho một cá nhân, quy mô phòng có thể từ 15 - 18m2. Nếu gia đình kết hợp kinh doanh ở tầng 1 (cửa hàng dịch vụ nhỏ) diện tích có thể từ 24 - 30m2.
+ Không gian phục vụ

Bếp có thể kết hợp với phòng ăn nên bố trí cửa sổ thông thoáng trực tiếp với ngoài nhà, tránh tiếng ồn ảnh hưởng tới các phòng khác, có chú ý tới giải pháp thoát khói và phòng hoả. Trong quá trình thiết kế, nên bố trí tổ hợp bếp và vệ sinh gần nhau giữa các căn hộ để sử dụng chung đường ống kỹ thuật. Nếu có phòng ăn riêng, bố trí liên hệ trực tiếp với bếp và phòng sinh hoạt chung.

+ Không gian giao thông trong thiết kế căn hộ tại thành phố Hồ Chí Minh

Các không gian nói trên mang tính độc lập tương đối và liên hệ với nhau thông qua nút giao thông chung của căn hộ là tiền phòng, sảnh tầng, hành lang theo giao thông ngang và cầu thang theo giao thông đứng.

Tìền phòng là đầu mối giao thông trong căn hộ, là bộ phận liên hệ giữa trong và ngoài nhà. Tiền phòng có thể kết hợp là nơi để xe đạp, xe máy, có giá treo mũ áo, giầy dép.

Hành lang (nếu có) là bộ phận giao thông nằm ngang, đảm bảo thoáng và chiếu sáng đầy đủ, vận chuyển đồ đạc thuận tiện, kích thước rộng khoảng 1m trở lên, cầu thang cần đặt gần cửa, tầng phòng và sảnh tầng.

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Quy hoạch và thiết kế nội thất cho nhà mặt phố


Vị trí cầu thang thông thường tập trung ở giữa ngôi nhà hay cuối nhà, quanh sân để kết hợp lấy ánh sáng ở cuối lô đất. Các cầu thang được dẫn thẳng lên sân thượng và có thể lấy ánh sáng từ mái cho cầu thang và cho các phòng ở xung quanh cầu thang.

Lầu một thường dành cho các phòng khách, phòng sum họp gia đình, các tàng cao dành  cho khu sinh hoạt riêng tư cần yên tĩnh. Sân thượng được dùng làm nơi phơi và chỗ tiếp cận thiên nhiên của gia đình. Nếu nhà là mái bằng thì còn tổ chức thêm những giàn cây, những mái nhẹ nửa hở, tạo bóng mát và cách nhiệt cho mái.

Trên kiến trúc mặt đứng của nhà hàng phố người ta cho phép xây dựng những ban công  để kết hợp che mưa, che nắng cho cửa hàng và tủ kính phía dưới, song độ sâu của ban công không được đưa ra quá 90cm đối với các lòng đường rộng dưới 8m, còn đối với lòng đường trên 16m thì ta có thể đưa ra ban công tối đa là 1,2m. 
thiểt kế nhà mặt phố


+ Yêu cầu quy hoạch và kiến trúc nội thất

Đây là loại nhà biệt thự có sân vườn có tiêu chuẩn mức sống trên trung bình. Mỗi gia đình được sử dụng độc lập một lô đất từ 80 đến 100m2 và tối đa có thể tới 150m . Mặt tiền lô đất thường từ 5,4 đến 7m.

Các căn hộ ở trong dãy nhà có thể sử dụng chung phần mái tường, hàng rào, nhưng vẫn được khai thác độc lập sân vườn, cổng ngõ, hàng rào, sân thượng thuộc phần của mình.

Phần ở chính được thiết kế 1-4 tầng với kiểu sắp xếp vai kề vai và ngôi nhà có khả năng tiếp xúc với thiên nhiên ở hai hướng quay ra đường trước và sau.

Mật độ xây dựng trên lô đất phải bảo đảm 50-60%. Mặt tiền của ngôi nhà bắt buộc phải lùi lại so với hàng rào một khoảng ít nhất là 2,5m.

Cách ghép các nhà và lô đất có rất nhiều kiểu tuỳ theo đặc điểm về địa hình và các khống chế về điều kiện quy hoạch.

Tổ hợp không gian nội thất có hai giải pháp chính (cho nhà một tầng). Dùng cho cửa vào (tiền phòng) làm đầu nút giao thông.

Dùng phòng khách làm đầu mút giao thông

Việc phân khu ngày - đêm có thể theo kiểu hai bên phải - trái hoặc trước sau. Mối quan hệ chính phụ có thể gặp các giải pháp sau.

Khu phụ ở phía trước Khu phụ ở phía sau . Khu phụ ở bên sườn.

Thiết kế khu phụ ở giữa cho nhà mặt phố

Mỗi giải pháp đều có mặt ưu - khuyết riêng, tuỳ trường hợp khống chế địa lý và sở thích lối sống mà quyết định sự lựa chọn thích hợp. Nhìn chung nên lợi dụng khu phụ làm phòng đệm để chống nóng, chống lạnh, tạo kín đáo và yên tĩnh cho khu ở của gia đình. Cũng cần chú ý mối quan hệ hợp lý giữa bếp và sân sau, bếp và sinh hoạt chung, phòng ngủ và khối vệ sinh mà bố trí các phòng thích hợp.

Tuy nhiên đối với những vùng có điều kiện khí hậu phức tạp với hướng gió trái ngược nhau và hai mùa nóng lạnh (miền Bắc VN) thì khu đệm có thể mang những lợi ích vào mùa này nhưng có thể gây những bất lợi vào mùa kia khi có hướng gió ngược lại.

Trong những căn nhà nhiều tầng, người ta có thể phân khu chức năng kiểu tầng trệt và tầng một dành cho các phòng khu sinh hoạt ngày vừa tiện dụng vừa tiết kiệm đường ống kỹ thuật; lầu trên dành cho các phòng của khu sinh hoạt đêm.

Để bảo đảm tính kín đáo và yên tĩnh cho nghỉ ngơi và làm việc, người ta có thể gặp hai giải pháp

Dùng khu phụ đệm giữa khối phòng ở và đường phố

Ưu điểm là tiết kiệm đường ống kỹ thuật; tạo kín đáo, cách ly tiếng ồn tốt.

Nhược điểm là mặt đứng không đẹp; bất lợi cho việc liên hệ giữa khu phụ, bếp và sân trong.

Đặt khu phụ vào phía sau, vào giữa nhà

Các khu phụ thường thiếu ánh sáng và điều kiện thông gió không tốt thường người ta phải lấy ánh sáng từ trên mái xuống thông qua gian cầu thang hoặc người ta tạo nên giếng ánh sáng hay những mảnh sân nước nhỏ ở phía dưới và giếng được gắn liền với buồng lồng cầu thang hoặc với khu phụ đó.

Thiết kế cầu thang trong nhà mặt phố

Phải bảo đảm thân thang rộng 800-1000mm. Nếu lồng buồng cầu thang rộng khoảng 2m ta có thể làm thang hai vế. Người ta cho phép độ dốc của cầu thang thường từ 35 đến 400 với bậc cao 16-16,5cm, rộng 27-28cm. Các cầu thang nếu đặt hở trong các phòng như phòng khách, phòng sinh hoạt chung thì thường làm rộng tối đa là 90cm và các tay vịn nên thiết kế hở, thoáng để kết hợp làm phương tiện trang trí, tạo ra không gian sinh động phong phú.

Cũng như nhà hàng phố, các sân thượng ở nhà liên kế có sân vườn này thường làm mái bằng với giàn hoa có lối lên thuận tiện để khai thác, sử dụng như những vườn treo phục vụ nghỉ ngơi thư giãn và phơi phóng.

Thiết kế nhà hàng phố

Thiết kế nhà ở mặt tiền sao cho tiện công việc kinh doanh?
Hãy cùng lắng nghe lời tư vấn đến từ chuyên gia thiết kế kiến trúc nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh của công ty xây dựng Thiện Cơ nhé.

Nhà ở hàng phố (dãy phố)

Đây là loại nhà đồng thời có thể sử dụng để ở và để kinh doanh vì nhà ở gắn liền với hè phố tạo nên những mặt phố. Ở loại nhà này thì mỗi gia đình có khả năng tiếp cận với đường phố trực tiếp khoảng 3,3 - 6 m. Các tầng trệt giáp với mặt phố thường để làm nghề phụ, kinh doanh, buôn bán. Nhà ghép sát liền nhau, cứ khoảng 60m thì lại có một lối vào để thông với ngõ sau. 
Nhà hàng phố thường thấy ở các đường phố buôn bán nhỏ trong thành phố, thị trấn, vì  vậy người ta gọi đó là nhà ở kiểu thị dân. Mỗi gia đình được sử dụng độc lập từ tầng trệt trở lên. Khi thiết kế ngôi nhà cho từng gia đình đòi hỏi phải phối hợp, giải quyết, xử lý đồng bộ về hình khối của toàn bộ ngôi nhà hay cả đường phố. Loại nhà này có thể sử dụng đủ các loại vật liệu xây dựng với kỹ thuật tiên tiến hay thủ công cổ truyền và người ta cũng có thể tạo nên tính độc đáo của từng ngôi nhà, từng gia đình thông qua việc giải quyết xử lý mặt đứng và cửa hàng của từng gia đình (từng khối ghép).

Nhìn chung các ngôi nhà này chỉ có thể lấy ánh sáng tự nhiên từ một hướng đó là từ  đường phố để cải tạo điều kiện khí hậu cho các phòng ở và phòng sinh hoạt trong từng gia đình thì mỗi nhà thường có từ một đến hai sân trong để có thể lấy ánh sáng bổ sung từ những sân trong kiểu giếng ánh sáng - sân trong nhỏ này.

Ngoài ra, do ảnh hưởng đối lưu của không khí và sân của căn nhà hàng phố (sâu như cái ống) cũng có tác dụng cải thiện vi khí hậu.
Diện tích xây nhà

Mật độ xây dựng = = 65÷70%.  S tô nhà  (max = 85%)

Đối với các nhà ở kiểu hàng phố một tầng thì phía ngoài giáp phố dành cho sản xuất, phía giữa cho sinh hoạt ăn ở và lớp không gian cuối cùng là các khu phụ, bếp, xí tắm. Giữa khu kinh doanh và khu ở có một sân trong để tạo sự thông thoáng và nơi tiếp cận với thiên nhiên, tại đây thường có chậu cảnh, bể cá... Nếu có điều kiện thì ở giữa khu ở và khu phụ sẽ có một sân trước, tại đây sẽ chủ yếu bố trí bể nước, chỗ rửa, giặt của gia đình.

Đối với các nhà hàng phố nhiều tầng thì số tầng cao của nhà tuỳ thuộc vào độ rộng của lòng đường (góc khống chế 45÷600).

Bình quân chiều cao của phòng

Hphòng = 3-3,6m Hcửa hàng  4,5m

Cầu thang ở trong phòng

Rộng 70-80cm.

Dốc 40-600

Bậc cầu thang Cao: 17-25cm

Rộng: 20-27cm 
Thường liên tục dưới 18 bậc không cần chiếu nghỉ .

Xây nhà liên kế 2 tầng thay thế nhà một tầng

Tại sao phải xây nhà liên kế 2 tầng thay vì nhà liên kế một tầng? Ở Việt Nam loại hình nhà liên kế nào được thiết kế nhiều? Cùng tìm hiểu qua bài viết của kiến trúc sư xây dựng Thiện Cơ nhé.

Nhà liên kế một tầng có những ưu - khuyết điểm sau 

nhà liên kêt 2 tầng
+ Dễ đi lại vì có hai lối ra vào trước và sau, nhưng lại không có tầng gác trên và cầu

thang nên thích hợp với gia đình có người già và trẻ em.

+ Kết cấu của ngôi nhà đơn giản, có thể dùng vật liệu địa phương, thi công nhanh gọn, không cần cơ giới hoá, có thể xây dựng theo phương pháp thủ công truyền thống.

+ Tận dụng không gian mặt bằng lớn vì không cần các cầu thang và lối đi chung với các gia đình khác.


+ Tuy nhiên, kinh phí phúc lợi công cộng lớn, tốn đất, tốn đường đi và ngôi nhà chỉ

nên có 1-2 phòng để có thể bảo đảm chiếu sáng tự nhiên tốt.

+ Nhà liên kế một tầng ở Việt Nam thời sau hoà bình được nghiên cứu thiết kế và xây dựng trong khoảng trước vàu sau năm 1960, thông thường là loại nhà một phòng, có sân trong, bếp và khu vệ sinh đặt ở phía sau. Trong ngôi nhà này thì tất cả mọi sinh hoạt đều tập trung vào một, hai phòng lớn gắn với bếp còn khối vệ sinh lại đặt cách xa chỗ ở và đó chính là nhược điểm chính của kiểu nhà này.

- Nhà liên kế hai tầng.

Đối với loại nhà này thì một hộ chiếm cả hai tầng, những hộ lớn có 3-5 phòng; tầng dưới đặt các phòng khách, bếp, khu vệ sinh; còn tầng trên đặt các phòng ngủ. Nhà khối ghép hai tầng bốn phòng thường gặp nhất nhưng trong thực tế, nhà khối ghép ở nước ta chủ yếu vẫn là nhà hai phòng. Loại nhà này có ưu khuyết điểm sau

+ Hiệu quả kinh tế cao (khi diện tích ở từng căn hộ từ 40-50m2 trở lên).

+ Có thể tránh được chiều sâu căn hộ làm cho nhà phải phát triển kiểu ống quá dài, thiếu thông thoáng, bất tiện.

+ Bảo đảm khoảng cách ngắn từ phòng ở đến các phòng phụ.

+ Cầu thang có độ dốc lớn đặt ngay trong phòng nên không thích hợp với những gia đình có người già hoặc nhiều trẻ em.

+ Loại nhà khối ghép hai tầng cho hai gia đình

+ Loại nhà này mỗi tầng phục vụ chỉ một gia đình ở, có lối vào chung hoặc riêng; cầu thang riêng được dùng trong trường hợp nhà ít phòng. Ưu khuyết điểm của loại nhà này.

+ Loại nhà này kinh tế hơn là một tầng, thích hợp với diện tích ở tương đối nhỏ.

+ Tuy nhiên, vì các căn ở tầng trên thường có khu đất dành riêng ở phía trước nhà, khu đất của tầng dưới sẽ ở phía ngược lại, cho nên các cửa sổ các phòng của căn ở tầng dưới phải hướng ra khu đất của căn ở tầng trên và ngược lại. Do đó phải bố trí làm sao để có thể tạo ra các cửa sổ ở phía trên cao để tránh tầm nhìn ra vườn, tạo sinh hoạt kín đáo cho từng gia đình.

Tư vấn xây dựng biệt thự dạng liên kế

Dạng biệt thự liên kế thường ít gặp ở Việt Nam tuy vậy bạn có thể nhìn thấy chúng tại khu biệt thự Thảo Điền hay khu biệt thự quận 2, quận 7.

Đây là loại nhà ở dành riêng cho từng gia đình nhưng khác với biệt thự đơn lập là lô đất dành cho mỗi gia đình có hạn chế; thường người ta cố gắng để giảm bớt các bề rộng mặt tiền làm tăng mật độ xây dựng đô thị, tiết kiệm các đường ống kỹ thuật hạ tầng cơ sở. Ngôi nhà không thể đứng biệt lập giữa cây xanh và sân vườn mà chỉ có thể ghép với nhau vai kề vai hay lưng giáp lưng để tạo thành những biệt thự song lập, tứ lập.

Khu đất quy định cho một gia đình 2theo kiểu song lập (hai gia đình ghép), diện tích bằng 100-120m2 (nội thành) và 150-180m (ven đô). Theo kiểu tứ lập (bốn gia đình ghép), diện tích bằng 80-100m (nội thành) và 120-150m (ven đô).

- Đối với nhà liên kế (hay nhà khối ghép)

Khu đất quy định cho2một gia đình khoảng từ 40-60m2 (khu phố trung tâm); 60-80m2 (trong thành phố).; 80-100m (ven đô). 

thiết kế biệt thự

Tiện lợi tiết kiệm không gian tuy nhiên khối nhà ở liền kề

- Nhà khối ghép có các ưu - nhược điểm sau:

+ Chất lượng sử dụng tốt (có thể tổ chức hoạt động ngoài trời, nghỉ ngơi, phơi phóng), bố trí khai thác cây xanh tốt, dễ tổ chức thông gió, phù hợp cho lối sinh hoạt lành mạnh và hợp vệ sinh; yên tĩnh vì được cách ly và cách âm chống ồn tốt.

+ Kết cấu đơn giản, dễ xây dựng công nghiệp hoá và thi công nhanh. + Hình thức kiến trúc dễ xử lý với chất lượng mỹ quan cao.

+ Nhà tương đối kinh tế vì nâng cao được mật độ cư trú (so với nhà - vườn).

+ Tuy nhiên, nếu số lượng dãy nhà nhiều quá thì điều kiện tiện nghi và điều kiện vệ sinh sẽ kém đi và việc xây dựng trở nên bất hợp lý.

+ Những căn nhà liên kế này có thể chia ra thành nhà một tầng, hai tầng hay nhà hai tầng gồm hai gia đình hoặc nhà ba tầng.

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Nguyên tắc thiết kế nhà vệ sinh trong căn hộ hiện đại

Trong các thiết kế phòng của chung cư hiện đại hiện nay, khối vệ sinh nhằm bảo đảm các hoạt động vệ sinh cá nhân như tắm giặt, đại tiểu tiện, cần tổ chức thích hợp với hoạt động gia đình. Trong các biệt thự nhỏ, người ta có thể dùng hai hoặc ba khối wc để sử dụng thuận tiện trong giờ cao điểm. trong biệt thự hiện đại, các phòng ngủ, đặc biệt là phòng ngủ vợ chồng nhất thiết phải có wc riêng. khối wc diên tích tối thiểu có thể 2 - 9m2 tùy theo điều kiện gia đình. Kích thước và hình thức của nói phải cần nhắc kỹ lưỡng để bảo đảm được sự bố trí đầy đủ các thiết bị bên trong của nó như các thiết bị rửa, phục vụ tắm, phục vụ xí tiểu  để sử dụng an toàn và thoải mái. 

thiết kế nhà tắm chung cư

- Có hai loại tổ chức các thiết bị

+ Khối WC kết hợp trong buồng wc có diện tích 3 -6m2 người ta tổ chức đầy đủ  các thiết bị tắm rửa cá nhân, đại tiểu tiện trong trường hợp này người ta chỉ có dùng xí bệt mà thôi. dạng này thường gặp trong phòng ngủ vợ chồng.

+ Khối WC tách biệt thường chủ yếu thuộc khu vực sinh hoạt đếm gắn liền với các khối phòng ngủ tập thể và cho phép có thể không dùng ánh sáng tự nhiên mà dùng ánh sáng nhân tạo. Tỷ lệ ánh sáng tự nhiên 1/9 , 1/10

+ Các cửa sổ khối wc cao hơn mặt sàn từ 1.2m trở lên các ánh sáng nhân tạo chủ là áp dụng cho khu vực wc nằm sâu bên trong và có thiết bị hút khí và thông gió của phòng thường chỉ cao 2.2 - 2.4m, phần trên sát trần thường dùng để giấu các đường ống thiết bị. Nếu phòng thường thấp hơn các vữa xi măng cát vàng để chồng thấm tốt, thông thường toàn bộ độ cao của phòng ít nhất là 1.6m từ nền trở lên phải ốp gạch men, gạch ốp trên nền sàn phải dùng gạch chống trơn.

- Tính chất đặc điểm

+ Chỗ tắm, xí, tiểu, giặt.

+ Có thể kết hợp hoặc tách riêng.

+ Gia đình đông người nên tách tiêng tắm và xí (có thể có nhiều khu WC)

- Yêu cầu đối với khu vực vệ sinh

+ Sử dụng thuận tiện, gần phòng ngủ và bếp, sinh hoạt chung

+ Đáp ứng được yêu cầu tâm lý con người.

+ Thiết bị vệ sinh bền chắc

+ Bảo đảm chế độ ánh sáng thông thoáng tự nhiên

+ Đặt cuối hướng gió

- Bố trí nội thất

+ Chậu rửa (chỗ rửa) + Chậu tắm (chỗ tắm)

+ Tiểu treo

+ Xí xổm hay bệt

+ Có thể kết hợp máy giặt hay chậu giặt

- Diện tích
+ Chiều rộng lớn hơn 1,5m

+ Chiều dài lấy từ 2 - 3 m

- Giao thông

Liên hệ tiền phòng, phòng ngủ, SHC, bếp (nếu phòng ngủ có vệ sinh riêng thì  phải gắn liền với phòng ngủ đó).
Liên hệ:

Công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Thiện Cơ

115 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 66864444

Hotline: 093 7025251 (Mr Tuấn hoặc 091 2237016 (Mr Thanh)

Hướng dẫn chọn mẫu thiết kế nội thất bếp phù hợp

chọn thiết kế bếp phù hợp với gia đình

Bếp là nơi chuẩn bị bữa ăn cho các thành viên trong gia đình.  Vị trí bếp thuận tiện cho việc đi từ chợ về có thể vào thẳng bếp. bếp cần liệ tiếp trật tiếp với phòng ăn và phòng khách.

Bếp cũng cần ở cạnh khơi vệ sinh để tiện cung cấp nước sạch và thải nước bẩn. Ở biệt thự và nhà riêng biệt thì bếp cần có cửa quay ra vườn ra cổng, bảo đảm người nội trợ trong lúc chuẩn bị cơm có thể quán xuyến gia đình như để mắt đến cổng ngõ, biết được người lạ vào ra hoặc theo dõi con nhỏ đang chơi ngoài vườn. Còn trong chung cư thì bếp thuận tiện cho việc thông hơi.

Thiết kế vị trí bếp ăn phải liên hệ thuận tiện với các bộ phận khác của nhà ở như tiền phòng, phòng sinh hoạt chung, ban cong, logia. Bếp nên đặt sát khu vệ sinh. Kích thước của bếp phải thoả mãn cho các hoạt động của người nội trợ, cho các trang thiết bị và đồ dùng nội thất.

Bếp phải có môi trường vi khí hậu, vệ sinh tối ưu. Diện tích của bếp có thể từ 6 đến 15m2. bếp to nhỏ và hình thức cụ thể tùy thuộc vào các thiết bị và đay chuyền bố trí công năng bên trong. Dây chuyền công năng của bếp thường từ kho; rửa; gia công khô; gia công tinh; lò nấu ăn; tủ lạnh. Trong bếp thường xuyên có những thiết bị như tủ treo để làm diện tích kho, bàn ăn tạm.


Hình thức kích thước cụ thể của bếp tù thuộc cách bài trí các thiết bị. Ngoài ra còn phải quan tâm đến việc chiếu sáng cho bếp, tránh hiện tượng sấp bóng khi thao tác và hoạt động.

Bếp là bộ phận sử dụng nước nhiều, do đó tường bếp thường ốp gạch mem kính với độ cao tối thiểu là 1.6m để tiện việc làm vệ sinh. Đối với các căn nhà hiện đại nay, bếp không gian quan trọng không kém gì các phòng khách, nên nó được trang trí rất đẹp có cây xanh, tranh ảnh.

Nếu tổ chức trang trí phòng ăn thì cần phải bảo đảm tỷ lệ ánh sáng tự nhiên 1/7 - 1/8. Khi bố trí ánh sáng đặc biệt là ánh sáng đèn trong bếp cần cố gắng tránh tạo nên sấp bóng vào khu gia công và nấu, rửa.

Trong các căn hộ nhỏ một phong dành cho người độc thân, người ta không cần tổ chức những bếp độc lập mà chỉ cần tổ chức các "góc nấu nướng" nằm ngay trong tiền phòng hoặc góc phong sinh hoạt chung với diện tích 2.5 - 3m2 được che dấu kho không sử dụng bằng rèn che hoặc các cửa lùa. 


Thiết kế phòng ngủ đẹp cho các cặp vợ chồng

Thiết kế nội thất phòng ngủ vợ chồng

Phòng có diện tích từ 12-18m2, phải ở vị trí kín đáo, có khu vệ sinh riêng, thiết bị chủ yếu gồm có giường đôi có bàn đệm hai bên - bố trí giường đôi cho phòng ngủ phải đảm bảo vào chỗ từ hai phía, bàn trang điểm, tủ quần áo, bàn viết.

Hệ số chiếm đồ đạc khoảng từ 0,4 - 0,45 là tối đa.

Để bảo đảm có không gian tập thể dục buổi sáng cạnh phòng ngủ vợ chồng phải có mái hiên hay lôgia tiếp cận không gian tự nhiên. Không nên thiết kế phòng ngủ tiếp xúc trực tiếp với tự nhiên, cần phải hạn chế ánh sáng tự nhiên (ASTN có hệ số bằng 1/8). Phải có thiết bị che nắng,có cửa chớp kính thích hợp, trên các cửa sổ phải có ô văng và rèm che chống chói, chống mưa tạt. Để tạo kín đáo cho phòng thì cửa ra vào chỉ nên rộng 75- 90cm một cánh và mở vào phía trong.

Màu sắc trang trí tuỳ sở thích riêng của từng đối tượng, đặc biệt chủ nhà, nhưng thường phổ biến dùng màu êm dịu, sáng để tạo cảm giác mát, chiều cao thông thuỷ thông thường 2,6 - 2,8m.

thiết kế phòng ngủ đẹp

- Phòng ngủ cá nhân

Phòng thường có diện tích từ 6-10m2, trong đó có giường cá nhân (80-120) x (190-

200), bàn đêm 40 x 60 hoặc 45 x 45 bàn học nghiên cứu 60 x (80-100) ghế 45 x 45, có giá sách treo, tủ quần áo đồ đạc cá nhân 50 x (80-100). Hệ số chiếm đồ 0,4 - 0,45 là tối đa.

Vị trí phòng làm việc có thể bố trí gần với cửa vào biệt thự. Nếu chủ nhân của biệt thự cần giao tiếp xã hội nhiều, còn nếu phòng làm việc chỉ mang tính nội bộ thì gắn liền với khu ngủ. không gian yên tỉnh. thường không gian làm việc nên đặc vào một góc phòng ngủ có ánh sáng phía trước. vừa đủ để kê một bàn viết và một giá sách (giá sách có thể treo tường để tiết kiệm không gian). Chỗ làm việc cho những người lao động trí óc phải được chiếu sáng tốt (ánh sáng ban ngày hoặc đèn bàn ban đêm). Đặt ở khu yên tỉnh đủ rộng và tiên sắp xếp sách vở, máy tính, dụng cụ văn phòng. Trên thực tế phòng làm việc của chủ nhà đồng thời là phòng đọc sách, diện tích khoảng từ 12 - 16m2 sát tường là những tủ, giá sách có thể cao sát trần nhà, diện tích to hơn nhưng độ sâu mỏng hơn tủ sách đa nằng ở phòng khách.
Hệ số ánh sáng hợp lý cho phòng làm việc là 1/8 - 1/5.
Phòng ngủ thông thoáng, sạch đẹp để có giấc ngủ ngon, lấy lại năng lượng sau một ngày làm việc mệt mỏi. Hãy đọc các mẹo trang trí và thiết kế phòng ngủ đẹp do công ty xây dựng Thiện Cơ thành phố Hồ Chí Minh biên soạn tại đây.

Thiết kế phòng phòng trong chung cư hiện đại

Nguyên tắc thiết kế phòng ăn khi xây nhà

Trên nguyên tắc phòng ăn có thể liền kề với bếp hay tổ chức kết hợp với không gian tiếp khách. Nếu là một phòng ăn riêng thì vị trí thích hợp nhất phải gần bếp và liên hệ thuận tiện với phòng khách, sum họp gia đình. Thiết bị chủ yếu trong phòng ăn là bộ bàn kích thước tuỳ theo số chỗ phục vụ bữa ăn, thông thường trong biệt thự phòng ăn có diện tích từ 12-15m2.

- Các không gian tiện ích làm phòng ăn gia đình không nhất thiết phải làm cửa mà chỉ ngăn cách bằng hình thức bình phong di động, những vách lửng hay rèm che. Phòng ăn cũng là một không gian cần được trang trí bằng cây cảnh tạo nên không gian thoáng mát trong gia đình.

- Phòng ăn là nơi diễn ra các sinh hoạt tập trung của cả gia đình vì vậy nên đặt ở vị trí trung tâm của nhà ở.
- Tuỳ theo yêu cầu, phòng ăn có thể kết hợp với bếp hay đặt riêng
Nguyên tắc khi thiết kế phòng ngủ
Tùy vào đối tượng để thiết kế mẫu và lựa chọn nội thất phù hợp.
Phòng ngủ trong căn hộ hiện đại gồm

+ Phòng ngủ vợ chồng

+ Phòng ngủ cá nhân

+ Các phòng ngủ dự phòng cho người thân

+ Hệ thống này phụ thuộc các yếu tố như số nhân khẩu gia đình; quan hệ giới tính

và lứa tuổi của cấu trúc gia đình.

+ Yêu cầu vệ sinh môi trường, thành tựu và trình độ khoa học kỹ thuật. Đặc điểm

mô hình văn hoá của gia đình và của từng thành viên.

+ Các thành viên trong gia đình phải có các phòng ngủ riêng độc lập dựa trên nguyên tắc

Nữ trên 13 tuổi, nam trên 17 tuổi phải có giường riêng.

Trẻ em trên 7 tuổi phải tách khỏi giường hay phòng bố mẹ.

- Xuất phát từ những yêu cầu trên, các phòng loại trên được chia ra như sau

+ Buồng ngủ cá nhân có diện tích tối thiểu khoảng 6m² chiều ngang tối thiểu

2,1m; hệ số chiếm đồ hợp lý là không quá 0,4 đến 0,5

+ Buồng ngủ tập thể thường là phòng hai người, diện tích tối thiểu từ 10 đến

12m2, hệ số ánh sáng 1/8 đến 1/6.

+ Xu hướng hiện nay là tăng diện tích ở nó chung, nhưng lại giảm thiểu diện tích

các phòng ngủ để cố gắng tạo cho từng thành viên viên có buồng ngủ riêng.

- Tính chất đặc điểm

+ Bao gồm các phòng ngủ là không gian riêng biệt cho từng đối tượng ở trong căn

hộ.

+ Xu hướng hiện nay là tăng diện tích ngủ giảm số lượng người trong một phòng  ngủ
+ Đảm bảo vệ sinh thoáng, yên tĩnh

+ Chú ý đến từng đặc điểm của đối tượng ở

+ Bố trí nội thất 
thiết kế mẫu phòng ngủ cho chung cư


Giường đôi hay đơn (giường tầng cho trẻ em)

Tủ quần áo

Tủ đầu giường đọc sách 
Phòng ngủ gồm phòng ngủ cha mẹ, phòng ngủ con, phòng ngủ ông bà ( nếu gia đình bạn sống chung với ông bà), phòng ngủ cho khách viếng thăm. Đọc thêm các bài viết thiết kế phòng ngủ, nhà ở chung cư của công ty xây dựng Thiện Cơ tại đây

Diện tích

+ Phòng 2 người lấy từ 14 - 16m2 (chiều ngang 3m)

+ Phòng đơn 1 người lấy từ 9 - 12m2 (chiều ngang 2,4m)

+ Phòng bố mẹ lấy từ 12 - 14 m2 (chiều ngang 3m), có con nhỏ dưới 3 tuổi

Giao thông 
phòng ngủ thông thoáng và hiện đại

Liên hệ trực tiếp tiền phòng, có thể liên hệ với phòng sinh hoạt chung

Không gian giao thông tránh đi qua phòng ngủ

Phòng ngủ bố mẹ có thể có vệ sinh riêng

Những lưu ý khi thiết kế phòng khách sinh hoạt trong căn hộ chung cư

Ở các chung cư hiện nay, Phòng khách không chỉ là nơi tiếp khách mà còn là nơi sinh hoạt chung của gia đình.
Khi thiết kế nội thất phòng khách chung cư cần chú ý đến các yếu tố sau: diện tích phòng, diện tích bàn ghế, vật liệu trang trí...
Thiết kế phòng sinh hoạt trong chung cư

Công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Thiện Cơ

115 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 66864444

Hotline: 093 7025251 (Mr Tuấn) hoặc 091 2237016 (Mr Thanh)

a. Phòng tiếp khách

Đây là loại phòng lớn nhất và đẹp nhất trong căn hộ và thường thể hiện tính cách và sở thích riêng của chủ nhân. Nội dung chính là làm nhiệm vụ chỗ giao tiếp trò chuyện với bạn bè người thân. Vị trí thích hợp cần phải thuận tiện với cổng, ngõ, với sân vườn và phải gắn bếp với phòng ăn. Hình thức và kích thước của phòng do điều kiện các trang bị cần thiết phải có trong phòng quyết định, thông thường diện tích của phòng khách biến thiên từ 14 - 30m với hệ số chiếm chỗ là Z.

Z = Diện tích tổng đồ đạc chiếm/Diện tích sàn phòng <= 0,34

Khu vực tiếp khách thường cần một bộ ghế salon, tủ đa năng, đàn dương cầm...

Phòng khách và khu vệ sinh chung thì cần phải bố trí sao cho gần tiền phòng,

không đi quá sâu vào trong căn hộ. Tuy nhiên phòng khách không chỉ để tiếp khách, mà còn là một nơi sinh hoạt chung cho một gia đình, nó là nơi giao lưu giữa các thành viên trong gia đình, nhưng cũng là nơi giao lưu của các thành viên trong gia đình với khách.

Xu hướng hiện nay dần dần tách tiêng thành hai không gian riêng biệt . Phòng khách còn là một không gian sinh hoạt tập thể chung dành riêng cho mọi  thành viên, là thể hiện bộ mặt và sở thích thẩm mỹ của gia chủ,có thể được trang trí bằng màu sắc sinh động tươi vui, những giam màu ấm nóng kết hợp với cây xanh và tranh ảnh. Không gian phòng ăn của gia đình thường kết hợp với phòng khách để tạo nên những phòng lớn có không gian phong phú và tiện việc tổ chức tụ hội đông người, tiếp đãi bạn bè khi cần thiết.

Các phòng khách thường liên hệ trực tiếp được với hiên, sảnh. Cửa ra vào thường  rộng 1,2m cao 2,2m mở hai cánh hay bốn cánh nếu là rộng trên 2m. Phòng khách đôi khi được tổ chức như một trung tâm bố cục của ngôi nhà làm đầu nút giao thông để từ đó có thể liên hệ vào các bộ phận khác của căn nhà. Ở những căn hộ thông tầng trong phòng khách thường có một cầu thang thiết kế kiểu hở, kết hợp trang trí làm cho không gian  phòng khách càng thêm sinh động, phong phú và độc đáo.

b. Phòng sum họp gia đình (trung tâm nhỏ của một gia đình)

Đây cũng là một không gian lớn có tính chất sử dụng chung cho cho tập thể các  thành viên trong gia đình. Không gian này khác với không gian phòng khách là để sử dụng nội bộ gia đình, chỉ những người khách thuộc diện thân thiết, tin cậy của gia đình mới đưa vào tiếp đón ở không gian này.

Về nội dung hoạt động cũng như trang thiết bị nội thất cũng tương đương như  phòng khách. Tuy nhiên, có một số khía cạnh cần lưu ý là gắn liền với khu sinh hoạt đêm (các phòng ngủ) để tạo được sự kín đáo ấm cúng của sinh hoạt nội bộ gia đình.
Về trang trí nội thất thì phòng này gắn liền với lối sống và tâm lý thị hiếu dân tộc nhiều hơn, trong không gian thường có tổ chức góc bàn thờ gia tiên và sử dụng các đồ đạc kiểu cổ hay truyền thống.

Trong các căn hộ tiêu chuẩn ở thấp, người ta có thể kết hợp ba loại phòng tiếp khách, ăn, sum họp gia đình) đã giới thiệu trên đây để chỉ tổ 2chức một không gian đa  năng kết hợp gọi là phòng sinh hoạt chung với diện tích 14-24m theo quy mô gia đình.

- Tính chất đặc điểm

+ Không gian tiếp khách, sinh hoạt gia đình (nói chuyện, xem ti vi, họp...)
+ Không gian có hai tính chất đối nội và đối ngoại.
+ Có hai trường hợp không gian đó là một không gian kết hợp tiếp khách và sinh hoạt chung, hoặc tách hai không gian riêng biệt. 
Bố trí nội thất phòng sinh hoạt chung gồm

+ Các thành phần nội thất

Đi văng (salon), bàn tiếp khách (sinh hoạt gia đình) Kệ để ti vi, âm thanh...

Tủ bày đồ lưu niệm

Bộ bàn ghế ăn (bố trí nên chiếm từ 35 - 45 % diện tích phòng)

+ Diện tích lấy từ 16 - 18 - 22 m2 (trong một vài trường hợp lớn hơn 30 m2)

Chiều rộng thông thường: 3,3 - 3,6 - 4,2 - 4,5

Chiều dài: 4,2 - 4,5 - 5,4

Tỉ lệ của chiều rộng và chiều dài là: 1/1,5 - 1/1 
Luôn cần có không gian sinh hoạt chung cho cả gia đình
+ Giao thông

Liên hệ trực tiếp từng phòng - phòng ăn, bếp cạnh một phòng ngủ

Liên hệ gắn bó với hiên, sân, ban cong, logia