Nhà liên kế một tầng có những ưu - khuyết điểm sau
+ Dễ đi lại vì có hai lối ra vào trước và sau, nhưng lại không có tầng gác trên và cầu
thang nên thích hợp với gia đình có người già và trẻ em.
+ Kết cấu của ngôi nhà đơn giản, có thể dùng vật liệu địa phương, thi công nhanh gọn, không cần cơ giới hoá, có thể xây dựng theo phương pháp thủ công truyền thống.
+ Tận dụng không gian mặt bằng lớn vì không cần các cầu thang và lối đi chung với các gia đình khác.
+ Tuy nhiên, kinh phí phúc lợi công cộng lớn, tốn đất, tốn đường đi và ngôi nhà chỉ
nên có 1-2 phòng để có thể bảo đảm chiếu sáng tự nhiên tốt.
+ Nhà liên kế một tầng ở Việt Nam thời sau hoà bình được nghiên cứu thiết kế và xây dựng trong khoảng trước vàu sau năm 1960, thông thường là loại nhà một phòng, có sân trong, bếp và khu vệ sinh đặt ở phía sau. Trong ngôi nhà này thì tất cả mọi sinh hoạt đều tập trung vào một, hai phòng lớn gắn với bếp còn khối vệ sinh lại đặt cách xa chỗ ở và đó chính là nhược điểm chính của kiểu nhà này.
- Nhà liên kế hai tầng.
Đối với loại nhà này thì một hộ chiếm cả hai tầng, những hộ lớn có 3-5 phòng; tầng dưới đặt các phòng khách, bếp, khu vệ sinh; còn tầng trên đặt các phòng ngủ. Nhà khối ghép hai tầng bốn phòng thường gặp nhất nhưng trong thực tế, nhà khối ghép ở nước ta chủ yếu vẫn là nhà hai phòng. Loại nhà này có ưu khuyết điểm sau
+ Hiệu quả kinh tế cao (khi diện tích ở từng căn hộ từ 40-50m2 trở lên).
+ Có thể tránh được chiều sâu căn hộ làm cho nhà phải phát triển kiểu ống quá dài, thiếu thông thoáng, bất tiện.
+ Bảo đảm khoảng cách ngắn từ phòng ở đến các phòng phụ.
+ Cầu thang có độ dốc lớn đặt ngay trong phòng nên không thích hợp với những gia đình có người già hoặc nhiều trẻ em.
+ Loại nhà khối ghép hai tầng cho hai gia đình
+ Loại nhà này mỗi tầng phục vụ chỉ một gia đình ở, có lối vào chung hoặc riêng; cầu thang riêng được dùng trong trường hợp nhà ít phòng. Ưu khuyết điểm của loại nhà này.
+ Loại nhà này kinh tế hơn là một tầng, thích hợp với diện tích ở tương đối nhỏ.
+ Tuy nhiên, vì các căn ở tầng trên thường có khu đất dành riêng ở phía trước nhà, khu đất của tầng dưới sẽ ở phía ngược lại, cho nên các cửa sổ các phòng của căn ở tầng dưới phải hướng ra khu đất của căn ở tầng trên và ngược lại. Do đó phải bố trí làm sao để có thể tạo ra các cửa sổ ở phía trên cao để tránh tầm nhìn ra vườn, tạo sinh hoạt kín đáo cho từng gia đình.
thang nên thích hợp với gia đình có người già và trẻ em.
+ Kết cấu của ngôi nhà đơn giản, có thể dùng vật liệu địa phương, thi công nhanh gọn, không cần cơ giới hoá, có thể xây dựng theo phương pháp thủ công truyền thống.
+ Tận dụng không gian mặt bằng lớn vì không cần các cầu thang và lối đi chung với các gia đình khác.
+ Tuy nhiên, kinh phí phúc lợi công cộng lớn, tốn đất, tốn đường đi và ngôi nhà chỉ
nên có 1-2 phòng để có thể bảo đảm chiếu sáng tự nhiên tốt.
+ Nhà liên kế một tầng ở Việt Nam thời sau hoà bình được nghiên cứu thiết kế và xây dựng trong khoảng trước vàu sau năm 1960, thông thường là loại nhà một phòng, có sân trong, bếp và khu vệ sinh đặt ở phía sau. Trong ngôi nhà này thì tất cả mọi sinh hoạt đều tập trung vào một, hai phòng lớn gắn với bếp còn khối vệ sinh lại đặt cách xa chỗ ở và đó chính là nhược điểm chính của kiểu nhà này.
- Nhà liên kế hai tầng.
Đối với loại nhà này thì một hộ chiếm cả hai tầng, những hộ lớn có 3-5 phòng; tầng dưới đặt các phòng khách, bếp, khu vệ sinh; còn tầng trên đặt các phòng ngủ. Nhà khối ghép hai tầng bốn phòng thường gặp nhất nhưng trong thực tế, nhà khối ghép ở nước ta chủ yếu vẫn là nhà hai phòng. Loại nhà này có ưu khuyết điểm sau
+ Hiệu quả kinh tế cao (khi diện tích ở từng căn hộ từ 40-50m2 trở lên).
+ Có thể tránh được chiều sâu căn hộ làm cho nhà phải phát triển kiểu ống quá dài, thiếu thông thoáng, bất tiện.
+ Bảo đảm khoảng cách ngắn từ phòng ở đến các phòng phụ.
+ Cầu thang có độ dốc lớn đặt ngay trong phòng nên không thích hợp với những gia đình có người già hoặc nhiều trẻ em.
+ Loại nhà khối ghép hai tầng cho hai gia đình
+ Loại nhà này mỗi tầng phục vụ chỉ một gia đình ở, có lối vào chung hoặc riêng; cầu thang riêng được dùng trong trường hợp nhà ít phòng. Ưu khuyết điểm của loại nhà này.
+ Loại nhà này kinh tế hơn là một tầng, thích hợp với diện tích ở tương đối nhỏ.
+ Tuy nhiên, vì các căn ở tầng trên thường có khu đất dành riêng ở phía trước nhà, khu đất của tầng dưới sẽ ở phía ngược lại, cho nên các cửa sổ các phòng của căn ở tầng dưới phải hướng ra khu đất của căn ở tầng trên và ngược lại. Do đó phải bố trí làm sao để có thể tạo ra các cửa sổ ở phía trên cao để tránh tầm nhìn ra vườn, tạo sinh hoạt kín đáo cho từng gia đình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét