Ở các chung cư hiện nay, Phòng khách không chỉ là nơi tiếp khách mà còn là nơi sinh hoạt chung của gia đình.
Khi thiết kế nội thất phòng khách chung cư cần chú ý đến các yếu tố sau: diện tích phòng, diện tích bàn ghế, vật liệu trang trí...
Công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Thiện Cơ
115 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08 66864444
Hotline: 093 7025251 (Mr Tuấn) hoặc 091 2237016 (Mr Thanh)
a. Phòng tiếp khách
Đây là loại phòng lớn nhất và đẹp nhất trong căn hộ và thường thể hiện tính cách và sở thích riêng của chủ nhân. Nội dung chính là làm nhiệm vụ chỗ giao tiếp trò chuyện với bạn bè người thân. Vị trí thích hợp cần phải thuận tiện với cổng, ngõ, với sân vườn và phải gắn bếp với phòng ăn. Hình thức và kích thước của phòng do điều kiện các trang bị cần thiết phải có trong phòng quyết định, thông thường diện tích của phòng khách biến thiên từ 14 - 30m với hệ số chiếm chỗ là Z.
Z = Diện tích tổng đồ đạc chiếm/Diện tích sàn phòng <= 0,34
Khu vực tiếp khách thường cần một bộ ghế salon, tủ đa năng, đàn dương cầm...
Phòng khách và khu vệ sinh chung thì cần phải bố trí sao cho gần tiền phòng,
không đi quá sâu vào trong căn hộ. Tuy nhiên phòng khách không chỉ để tiếp khách, mà còn là một nơi sinh hoạt chung cho một gia đình, nó là nơi giao lưu giữa các thành viên trong gia đình, nhưng cũng là nơi giao lưu của các thành viên trong gia đình với khách.
Xu hướng hiện nay dần dần tách tiêng thành hai không gian riêng biệt . Phòng khách còn là một không gian sinh hoạt tập thể chung dành riêng cho mọi thành viên, là thể hiện bộ mặt và sở thích thẩm mỹ của gia chủ,có thể được trang trí bằng màu sắc sinh động tươi vui, những giam màu ấm nóng kết hợp với cây xanh và tranh ảnh. Không gian phòng ăn của gia đình thường kết hợp với phòng khách để tạo nên những phòng lớn có không gian phong phú và tiện việc tổ chức tụ hội đông người, tiếp đãi bạn bè khi cần thiết.
Các phòng khách thường liên hệ trực tiếp được với hiên, sảnh. Cửa ra vào thường rộng 1,2m cao 2,2m mở hai cánh hay bốn cánh nếu là rộng trên 2m. Phòng khách đôi khi được tổ chức như một trung tâm bố cục của ngôi nhà làm đầu nút giao thông để từ đó có thể liên hệ vào các bộ phận khác của căn nhà. Ở những căn hộ thông tầng trong phòng khách thường có một cầu thang thiết kế kiểu hở, kết hợp trang trí làm cho không gian phòng khách càng thêm sinh động, phong phú và độc đáo.
b. Phòng sum họp gia đình (trung tâm nhỏ của một gia đình)
Đây cũng là một không gian lớn có tính chất sử dụng chung cho cho tập thể các thành viên trong gia đình. Không gian này khác với không gian phòng khách là để sử dụng nội bộ gia đình, chỉ những người khách thuộc diện thân thiết, tin cậy của gia đình mới đưa vào tiếp đón ở không gian này.
Về nội dung hoạt động cũng như trang thiết bị nội thất cũng tương đương như phòng khách. Tuy nhiên, có một số khía cạnh cần lưu ý là gắn liền với khu sinh hoạt đêm (các phòng ngủ) để tạo được sự kín đáo ấm cúng của sinh hoạt nội bộ gia đình.
Về trang trí nội thất thì phòng này gắn liền với lối sống và tâm lý thị hiếu dân tộc nhiều hơn, trong không gian thường có tổ chức góc bàn thờ gia tiên và sử dụng các đồ đạc kiểu cổ hay truyền thống.
Trong các căn hộ tiêu chuẩn ở thấp, người ta có thể kết hợp ba loại phòng tiếp khách, ăn, sum họp gia đình) đã giới thiệu trên đây để chỉ tổ 2chức một không gian đa năng kết hợp gọi là phòng sinh hoạt chung với diện tích 14-24m theo quy mô gia đình.
- Tính chất đặc điểm
+ Không gian tiếp khách, sinh hoạt gia đình (nói chuyện, xem ti vi, họp...)
+ Không gian có hai tính chất đối nội và đối ngoại.
+ Có hai trường hợp không gian đó là một không gian kết hợp tiếp khách và sinh hoạt chung, hoặc tách hai không gian riêng biệt.
+ Có hai trường hợp không gian đó là một không gian kết hợp tiếp khách và sinh hoạt chung, hoặc tách hai không gian riêng biệt.
Bố trí nội thất phòng sinh hoạt chung gồm
+ Các thành phần nội thất
Đi văng (salon), bàn tiếp khách (sinh hoạt gia đình) Kệ để ti vi, âm thanh...
Tủ bày đồ lưu niệm
Bộ bàn ghế ăn (bố trí nên chiếm từ 35 - 45 % diện tích phòng)
+ Diện tích lấy từ 16 - 18 - 22 m2 (trong một vài trường hợp lớn hơn 30 m2)
Chiều rộng thông thường: 3,3 - 3,6 - 4,2 - 4,5
Chiều dài: 4,2 - 4,5 - 5,4
Tỉ lệ của chiều rộng và chiều dài là: 1/1,5 - 1/1
+ Các thành phần nội thất
Đi văng (salon), bàn tiếp khách (sinh hoạt gia đình) Kệ để ti vi, âm thanh...
Tủ bày đồ lưu niệm
Bộ bàn ghế ăn (bố trí nên chiếm từ 35 - 45 % diện tích phòng)
+ Diện tích lấy từ 16 - 18 - 22 m2 (trong một vài trường hợp lớn hơn 30 m2)
Chiều rộng thông thường: 3,3 - 3,6 - 4,2 - 4,5
Chiều dài: 4,2 - 4,5 - 5,4
Tỉ lệ của chiều rộng và chiều dài là: 1/1,5 - 1/1
+ Giao thông
Liên hệ trực tiếp từng phòng - phòng ăn, bếp cạnh một phòng ngủ
Liên hệ gắn bó với hiên, sân, ban cong, logia
Liên hệ trực tiếp từng phòng - phòng ăn, bếp cạnh một phòng ngủ
Liên hệ gắn bó với hiên, sân, ban cong, logia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét